DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trên bước đường làm ăn chân chính
Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2018 | 21:8
(DNVN) – Đây là nhận định của Đồng chí Nguyễn Văn Thân – Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam tại "Hội nghị đối thoại với doanh ngiệp về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến DN năm 2018; Đánh giá tác động 1 năm thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV" vào chiều 20/12.
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bùi Văn Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Hoa Cương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Nguyễn Nguyên Dũng – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC; Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV; Các đồng chí đại diện các bộ, ngành, và hiệp hội doanh nghiệp, cùng các doanh nhân và doanh nghiệp.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Thân - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Chính phủ, Chủ tịch TW Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME) khẳng định: Hiệp hội đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tương Chính phủ, sự nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong năm 2018. Sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tháo gỡ nhiều rào cản về thể chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Nghị quyết 19/NQ-CP được ban hành vào những ngày đầu năm nay đã trở thành ''thương hiệu'' cho những cải cách của chính phủ với những mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng.
Bên cạnh những cải cách, tháo gỡ rào cản về thể chế, Chính phủ đã kịp thời trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Đến nay, sau 1 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành liên quan đã kịp thời ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành, đến thời hiện nay chúng ta đã có một ''công cụ pháp lý'' tương đối đầy đủ để triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV.
“Những kết quả năm 2018 đáng ghi nhận và trân trọng. Dù vậy, cộng đồng DN còn gặp nhiều khó khăn trên bước đường làm ăn chân chính. Điều này đặt ra câu hỏi môi trường kinh doanh cho DN, hệ sinh thái để thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực sự thuận lợi chưa, đã đi vào thực chất chưa?’’, ông Nguyễn Văn Thân trăn trở.
Bên cạnh những cải cách, tháo gỡ rào cản về thể chế, Chính phủ đã kịp thời trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Đến nay, sau 1 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành liên quan đã kịp thời ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành, đến thời hiện nay chúng ta đã có một ''công cụ pháp lý'' tương đối đầy đủ để triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV.
“Những kết quả năm 2018 đáng ghi nhận và trân trọng. Dù vậy, cộng đồng DN còn gặp nhiều khó khăn trên bước đường làm ăn chân chính. Điều này đặt ra câu hỏi môi trường kinh doanh cho DN, hệ sinh thái để thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực sự thuận lợi chưa, đã đi vào thực chất chưa?’’, ông Nguyễn Văn Thân trăn trở.
Đồng chí Nguyễn Văn Thân - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Chính phủ. Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam. (Ảnh: Ánh Tuyết).
Qua đó, đồng chí bày tỏ hi vọng rằng, nghị quyết lần này sẽ đề ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Thân, để giúp hiệp hội và Hội đồng Tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ có được những thông tin, xác đáng, mang tính thực tiễn cao, hiệp hội mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của các vị đại biểu về những nội dung nhìn lại, đánh giá những mặt tích cực, những mặt chưa đạt được sau 1 năm thực hiện CCTTHC liên quan đến DN và thi hành chính sách hỗ trợ DNNVV, qua đó HH tiếp tục kiến nghị những giải pháp cụ thể hơn, hiệu quả hơn để thực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển 1 triệu DN đến năm 2020.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tình trạng doanh nghiệp đóng cửa, tạm ngừng, giải thể… là những điều trăn trở nhất của Thủ tướng.
“Tại sao chúng ta đã có môi trường kinh doanh như thế, nhưng DNNVV vẫn còn rất nhiều khó khăn, dù chúng ta đã ban hành các thể chế, Luật DNNVV và rất nhiều văn bản tạo cơ hội, nhưng vấn đề tiếp cận của DN còn khó? Đây cũng là vấn đề Hội đồng thực sự trăn trở nhiều. DN khó khăn lắm, nhất là DNNVV. Nói vậy nhưng khi tiếp cận tín dụng, đất đai không đơn giản. Không dễ gì họ cho thuê mảnh đất 1-2 ha để làm DN’’, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ, tinh thần của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều tại các cuộc họp đó là, CCTTHC phải đi vào thực chất. Trong khi sự minh bạch còn hạn chế, ngay cả kết nối chia sẻ của các cơ quan nhà nước, kể cả công khai với DN và người dân còn hạn chế khi chính phủ điện tử chưa phát triển. Vì thế, CCTTHC năm 2019 là trọng tâm điều hành của chính phủ, Thủ tướng.
Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Thân, để giúp hiệp hội và Hội đồng Tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ có được những thông tin, xác đáng, mang tính thực tiễn cao, hiệp hội mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của các vị đại biểu về những nội dung nhìn lại, đánh giá những mặt tích cực, những mặt chưa đạt được sau 1 năm thực hiện CCTTHC liên quan đến DN và thi hành chính sách hỗ trợ DNNVV, qua đó HH tiếp tục kiến nghị những giải pháp cụ thể hơn, hiệu quả hơn để thực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển 1 triệu DN đến năm 2020.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn CCTTHC của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tình trạng doanh nghiệp đóng cửa, tạm ngừng, giải thể… là những điều trăn trở nhất của Thủ tướng.
“Tại sao chúng ta đã có môi trường kinh doanh như thế, nhưng DNNVV vẫn còn rất nhiều khó khăn, dù chúng ta đã ban hành các thể chế, Luật DNNVV và rất nhiều văn bản tạo cơ hội, nhưng vấn đề tiếp cận của DN còn khó? Đây cũng là vấn đề Hội đồng thực sự trăn trở nhiều. DN khó khăn lắm, nhất là DNNVV. Nói vậy nhưng khi tiếp cận tín dụng, đất đai không đơn giản. Không dễ gì họ cho thuê mảnh đất 1-2 ha để làm DN’’, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ, tinh thần của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều tại các cuộc họp đó là, CCTTHC phải đi vào thực chất. Trong khi sự minh bạch còn hạn chế, ngay cả kết nối chia sẻ của các cơ quan nhà nước, kể cả công khai với DN và người dân còn hạn chế khi chính phủ điện tử chưa phát triển. Vì thế, CCTTHC năm 2019 là trọng tâm điều hành của chính phủ, Thủ tướng.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn CCTTHC. (Ảnh: Ánh Tuyết)
Năm 2019, Thủ tướng rất quan tâm tới các vấn đề của DNNVV, quan tâm tới ứng dụng KHCN nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, đặc biệt tập trung quyết liệt cho vấn đề thanh toán điện tử. Chính phủ đã bàn với một số ngân hàng, cơ quan để thay vì mở cổng tại các đơn vị viễn thông thì sẽ mở cổng thanh toán tại ngân hàng nhưng với mức phí lệ phí thấp nhất, an toàn nhất.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đề nghị, nếu tại hội nghị DN chưa bày tỏ được kiến nghị của mình, DN có thể thông qua hiệp hội hoặc gửi kiến nghị trực tiếp lên cổng thông tin Chính phủ. Khi nhận được kiến nghị, bao giờ cổng thông tin Chính phủ cũng đều trả lời đã nhận được văn bản và đã giao cho bộ ngành, địa phương xem xét giải quyết. Và nội dung này được báo cáo thường xuyên tại phiên họp chính phủ.
“Nếu DN đưa ra vấn đề cụ thể, chúng tôi sẽ lần theo dấu vết, cùng với các cơ quan báo chí xuống tận nơi để tạo cú hích thực thi, tránh tình trạng trên nóng dưới lạnh như Thủ tướng từng nói”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Về nội dung đánh giá 1 năm triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV, ông Nguyễn Hoa Cương cho rằng, một số kết quả đạt được liên quan đến văn bản hướng dẫn triển khai luật và triển khai các nội dung hỗ trợ tại luật. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.
Chẳng hạn nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng các đề án, chương trình hỗ trợ DNNVV. Mới có khoảng 26/63 địa phương triển khai xây dựng các đề án, kế hoạch hỗ trợ DNNVV; khoảng 20 địa phương phê duyệt đề án, kế hoạch; chỉ một số địa phương bố trí được ngân sách để thực hiện...
Một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, mặt bằng sản xuất đã được quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV nhưng chưa thể áp dụng ngay trên thực tế vì cần phải được quy định hướng dẫn cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến thuế, tín dụng và đất đai...
Về định hướng giải pháp, theo ông Nguyễn Hoa Cương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội DN đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV và các Nghị định hướng dẫn luật.
Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 nhiệm vụ, nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về chính sách ưu đãi thuế và kế toán cho DNNVV. Còn các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thực chất để hỗ trợ DNNVV.
Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chia sẻ về những khó khăn của cộng đồng DNNVV, ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Việc DN tiếp cận đất đai, tín dụng đúng là không hề đơn giản. Do vậy, cần đặt ra thời hạn bao nhiêu ngày phải trả lời kiến nghị của DN, phải làm mạnh về chính phủ điện tử.
Nếu vướng mắc đang nằm ở chuyên viên nào, chuyên viên nào hành dân hách dịch cần được thay thế. Với DN, muốn phát triển bền vững cần quan tâm 4 yếu tố: Chiến lược sản xuất kinh doanh đúng, quản trị tốt, nguồn nhân lực tốt, ứng dụng KHCN tốt. Không chỉ gặp gỡ đối thoại mà còn giúp cho DNNVV trong quản trị DN, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược nguồn nhân lực... Phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020, 2 triệu DN vào năm 2025 và 3 triệu DN vào năm 2030.
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá từ các chuyên gia kinh tế và kiến nghị từ các đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan tới vấn đề quỹ hỗ trợ DNNVV, quá trình tiếp nhận hồ sơ của DN, chính sách về thuế, tiếp cận vốn ngân hàng…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thân cảm ơn sâu sắc tới các lãnh đạo bộ, ngành, doanh nghiệp đã có những đánh giá cụ thể, những trao đổi thẳng thắn, những góp ý chân thành liên quan tới cải cách thủ tục hành chính và Luật Hỗ trợ DNNVV. Chủ tịch Hiệp hội bày tỏ mong muốn được các bộ, ngành quan tâm nhiều hơn nữa đến cộng đồng DNNVV, và sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, qua đó kiến nghị lên Chính phủ và Quốc hội để hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng DNNVV và thực hiện thắng lợi mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020.
Tin nổi bật
- Thư chúc mừng ngày doanh nhân Việt Nam 13/10/2023
10/10/2023 - 10:08:34
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
22/11/2019 - 10:35:09
- CÂU LẠC BỘ CHẾ DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC THÀNH CÔNG 4 LỚP BỒI DƯỠNG TRONG THÁNG 10/2019
28/10/2019 - 10:06:33
- CLB Pháp chế doanh nghiệp tăng cường vai trò cầu nối trong thời đại 4.0
07/10/2019 - 15:32:01
- DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT
05/10/2019 - 11:27:32
- HỘI NGHỊ BAN CHỦ NHIỆM CÂU LẠC BỘ PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP LẦN II, NHIỆM KỲ 2019 - 2024
04/10/2019 - 16:16:26