TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
Vừa qua, ngày 18 tháng 2 năm 2020 Bộ Tư pháp có Công văn số 507/BTP-PLDSKT về việc đẩy mạnh việc triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp xin trích đăng nội dung liên quan đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiêp giai đoạn 2021 – 2026. Cụ thể như sau:
“2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
2.1. Chỉ đạo Sở Tư pháp làm đầu mối tham mưu, triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trong phạm vi địa phương, trong đó cần đề xuất xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV trong phạm vi địa phương để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
2.2. Cân đối, bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân ban hành chính sách (nghị quyết) về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tại địa phương.
2.3. Chỉ đạo Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan bố trí cán bộ làm đầu mối công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
3. Về xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2026
Bộ Tư pháp đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp chủ động đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV từ thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Quý cơ quan, của Chương trình 585 trong thời gian qua để gửi đến Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021 – 2026; trong đó, cần tập trung vào các vấn đề sau:
3.1. Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và trong quá trình triển khai Nghị định số 55/2019/NĐ-CP nói riêng;
3.2. Các đề xuất, kiến nghị liên quan, bao gồm đề xuất cụ thể các nhóm hoạt động liên quan, gồm: (i) cung cấp thông tin; (ii) bồi dưỡng kiến thức pháp luật; và (iii) tư vấn pháp luật cho DNNVV để Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho DNNVV giai đoạn 2021 – 2026.
Trong trường hợp cần trao đổi thêm các thông tin liên quan, xin liên hệ: Đ/c Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (ĐT: 024.62739640 – 0987770769, email: sontm@moj.gov.vn).
Tin nổi bật
- Tiếp tục tạo điều kiện cho xuất khẩu
31/12/2019 - 08:19:31
- Thủ tướng: Thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng để gỡ vướng thể chế
03/12/2019 - 10:08:52
- Vụ “Chính quyền bức tử doanh nghiệp” tại Đồng Nai: Thường trực Chính phủ sẽ làm việc với Tổng Thanh tra Nhà nước?
29/11/2019 - 10:04:44
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
22/11/2019 - 10:35:09
- Bộ Luật Lao động (sửa đổi) được thông qua, tăng tuổi nghỉ hưu, tăng ngày nghỉ lễ
21/11/2019 - 10:19:13
- Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư sang châu Âu sau EVFTA
18/11/2019 - 09:56:35